Khi tôi khuyên mọi người nên thay đổi niềm tin của họ, họ thường trả lời tôi rằng “Anh có điên không? Anh nói tôi thay đổi niềm tin của tôi là ý gì? Làm sao tôi thay đổi được niềm tin của tôi? Niềm tin của tôi là hoàn toàn đúng. Đúng là tôi thật sự đần độn và hay quên cơ mà. Việc học thật sự rất nhàm chán cơ mà. Tôi không thể thay đổi điều đó”.
Bạn phải nhớ rằng niềm tin của bạn không bao giờ là sự thật tuyệt đối cả. Niềm tin của một người chỉ đúng với chủ nhân của nó. Rõ ràng, niềm tin không là gì khác hơn một ý kiến chủ quan. Cho dù bạn hết mực tin vào điều gì đi chăng nữa, sẽ luôn có người khác tin vào điều hoàn toàn trái ngược với niềm tin của bạn. Xin thưa với bạn, nếu có những người luôn tin rằng toán học hết sức khô khan, tẻ nhạt, thì cũng có rất nhiều người khác cho rằng toán học rất thú vị, đầy màu sắc. Tóm lại, niềm tin không bao giờ là sự thật tuyệt đối vì nó chỉ đơn giản là sản phẩm của chính bạn.
Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại nằm ở “sản phẩm niềm tin” của họ. Bởi thế, thay vì nghi ngờ một niềm tin nào đó có thật sự đúng hay không, bạn phải tự hỏi liệu niềm tin đó có truyền thêm năng lực cho bạn để đi đến thành công hay không. Nếu nó làm bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn để vươn tới thành công, hãy chấp nhận niềm tin đó. Ngược lại, nếu nó hạn chế năng lực bạn, bạn cần phải từ bỏ nó.
17 300x243 NIỀM TIN CỦA BẠN CHỈ ĐÚNG VỚI MÌNH BẠN
NIỀM TIN CỦA BẠN XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU? 181 221x300 NIỀM TIN CỦA BẠN CHỈ ĐÚNG VỚI MÌNH BẠN
Vấn đề phức tạp ở chỗ là đa số mọi người không biết chủ động lựa chọn niềm tin của mình. Nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể trang bị cho bản thân những niềm tin tích cực. Thay vào đó, chúng ta thừa hưởng một cách thụ động tất cả các loại niềm tin (trong số đó có rất nhiều niềm tin tồi tệ) từ cha mẹ, bạn bè, thầy cô và kinh nghiệm trong quá khứ. Đôi khi, những người thân quen của chúng ta, dù không cố ý, truyền đạt cho chúng ta những niềm tin hết sức tiêu cực, vô tình hủy hoại cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Georgi Lozanov, người khám phá ra phương pháp Học Tăng Tốc, đã khẳng định rằng: chúng ta khi sinh ra đều là những thiên tài, nhưng trong quá trình lớn lên, chúng ra làm mất khả năng thiên phú của mình từ việc lắng nghe ý kiến tiêu cực của người khác. Ví dụ như cha mẹ, bạn bè hoặc thầy cô nói rằng chúng ta “lười biếng”, “vô dụng”, “ngu ngốc”, “kém cỏi”, v.v… Sau một thời gian phải liên tục nghe những điều này, chúng ta dần dần bắt đầu tin vào chúng, dẫn đến việc sống một cuộc sống với vô số niềm tin tiêu cực. Qua năm tháng, những niềm tin tiêu cực ấy dần dần biến thành “sự thật”, và chúng ta không bao giờ nghi ngờ những “sự thật” đó.
CHUYỆN NÀY ĐÃ XẢY RA VỚI BẠN CHƯA?
Niềm tin cũng có thể hình thành từ việc chúng ta tự tạo ra quan niệm sai lầm sau khi trải qua những kinh nghiệm trong quá khứ. Bạn có thể bị điểm kém trong lần đầu tiên thi toán. Chẳng may, khi bạn tiếp tục bị điểm kém môn toán thêm vài lần nữa, bạn sẽ bắt đầu hình thành niềm tin là “tôi học kém môn toán”. Sau đó, nếu bạn cứ tiếp tục khư khư ôm lấy niềm tin tiêu cực này vào bản thân, bạn sẽ lặp lại thất bại này, rồi thất bại lại củng cố niềm tin của bạn từ lần này sang lần khác cho đến khi niềm tin của bạn trở thành “sự thật” đối với bạn.
Vấn đề nằm ở chỗ là bạn có thể không hề dốt toán một chút nào. Nguyên nhân có thể là do những khái niệm, định nghĩa toán học đã không được giải thích cho bạn một cách thích hợp, hoặc có thể bạn đã áp dụng sai cách giải, hoặc hiểu sai câu hỏi trong bài thi. Tất cả chúng ta, ai cũng có thể phạm sai lầm trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng sai phương pháp giải toán một vài lần và việc tin rằng bạn vốn rất kém môn toán lại là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Khi bạn tự nói với bản thân rằng bạn đã dùng sai phương pháp, bạn sẽ không cảm thấy tệ hại và bất lực. Lý do là vì điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể đạt kết quả tốt hơn ở lần sau khi bạn học toán với phương pháp phù hợp hơn. Ngược lại, nếu bạn tự nhủ rằng “mình tệ hại trong môn toán”, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bất lực. Kết quả là bạn sẽ không bao giờ biết rằng thật sự tồn tại những phương pháp phù hợp hơn để “chinh phục” môn toán.