Bây giờ thì bạn đã hiểu các bước cơ bản và các quy tắc trong việc phát triển một Sơ Đồ Tư Duy. Sau đây, bạn sẽ được hướng dẫn qua một quá trình ghi chú một trang sách cơ bản thành một Sơ Đồ Tư Duy đơn giản. Chúng ta sẽ dùng chủ đề “Ba dạng vật chất” trong một bài học vật lý. Bằng cách này, tôi sẽ cho bạn thấy tác dụng của Sơ Đồ Tư Duy trong việc giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhớ bài và hiểu bài hiệu quả hơn.
Trước khi bắt đầu tiến trình vẽ Sơ Đồ Tư Duy, tôi muốn bạn thử nghiệm sự khác biệt giữa việc học từ Sơ Đồ Tư Duy so với việc học từ cách ghi chú theo kiểu truyền thống. Ngay bây giờ, bạn hãy đọc đoạn văn bên dưới về chủ đề “Ba dạng vật chất” theo cách bình thường mà bạn vẫn đọc (không sử dụng cách đọc hiệu quả).
Ba Dạng Vật Chất
Chất Rắn
Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.
Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.
Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.
Chất Lỏng
Các phân tử trong chất lỏng nằm khá xa nhau so với chất rắn. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm đủ gần khiến cho chất lỏng cũng không thể bị nén lại. Các lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng không mạnh bằng lực tương tác giữa các phân tử chất rắn. Kết quả là các phân tử chất lỏng có thể di chuyển xung quanh chất lỏng đó một cách tự do. Đây là lý do tại sao chất lỏng không có hình dạng cố định mà có hình dạng của những vật chứa. Tuy nhiên, chất lỏng cũng có khối lượng cố định vì các lực hút giữa các phân tử ngăn chặn việc chúng bay hơi và thoát khỏi chất lỏng đó.
Khi chất lỏng gặp nhiệt độ, các phân tử dao động và di chuyển mạnh hơn. Điều này gây ra việc các phân tử di chuyển xa hơn và chất lỏng bị bay hơi.
Chất Khí
Các phân tử trong chất khí ở rất xa nhau. Kết quả là có rất nhiều khoảng trống giữa chúng khiến cho chất khí có thể bị nén lại.
Các phân tử chất khí dao động ngẫu nhiên với tốc độ cao, va vào nhau và vào các thành của bình chứa. Lực tương tác giữa chúng chỉ xuất hiện khi có va chạm xảy ra. Tuy nhiên, lực tương tác này không đáng kể trong hầu hết thời gian. Do đó, chất khí không có hình dạng và khối lượng nhất định.
Bạn đã đọc hết đoạn văn trên chưa? Tốt. Bây giờ, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây. Nên nhớ, bạn không được xem lại đoạn văn vừa rồi khi trả lời câu hỏi.
BÀI KIỂM TRA VỀ LƯỢNG THÔNG TIN BẠN NHỚ ĐƯỢC
Bạn hãy viết ra câu trả lời của bạn trong khoảng trống bên dưới.
Viết ra những ý bạn nhớ được trong phần “Chất rắn”.
2. Bạn cần biết bao nhiêu thông tin về chất rắn? Có bao nhiêu ý chính trong đó?
Bạn cần phải trả lời các câu hỏi trước khi đọc tiếp. Bây giờ, bạn hãy kiểm tra lại câu trả lời của bạn với đoạn văn vừa rồi. Bạn có viết được tất cả các ý trong bài không? Bạn viết được bao nhiêu ý chính? Tôi dám đánh cược là bạn viết không đủ ý.
Bất cứ lúc nào tôi đặt câu hỏi này trong hầu hết mọi khóa học, tôi đều nhận thấy đa số học sinh không thể liệt kê được tất cả các ý về “Chất rắn”. Họ thường bỏ lỡ một vài ý. Thêm vào đó, các ý cũng không được liệt kê theo đúng thứ tự. Lý do là cách ghi chú theo kiểu truyền thống kém hiệu quả khiến họ rất khó sắp xếp và ghi nhớ thông tin một cách chính xác. Trong khi đó, ai cũng biết rằng trong các kỳ thi, chúng ta cần phải trả lời đầy đủ tất cả các ý liên quan để có thể đạt điểm trọn vẹn cho mỗi câu hỏi.
VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ “BA DẠNG VẬT CHẤT”
Bây giờ đã đến lúc chuyển “Ba dạng vật chất” vào Sơ Đồ Tư Duy. Bắt đầu nào
BƯỚC 1: CÁCH ĐỌC TỪ KHÓA HIỆU QUẢ
Bước đầu tiên là đọc lại đoạn văn lần nữa. Lần này, bạn hãy tận dụng phương pháp đọc hiệu quả mà bạn đã học và thu thập thông tin bằng cách đánh dấu các từ khóa. Bên dưới là ví dụ minh họa.
Ba Dạng Vật Chất
Chất Rắn
Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.
Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.
Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.
BƯỚC 2: VẼ CHỦ ĐỀ Ở TRUNG TÂM
Như bạn vừa được học, việc đầu tiên là vẽ chủ đề ở chính giữa trang giấy (đặt nằm ngang).
76 300x182 SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH
BƯỚC 3: THÊM CÁC TIÊU ĐỀ PHỤ
77 SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH Kế tiếp, thêm các tiêu đề phụ vào trung tâm. Trong trường hợp này, chúng ta thêm “Chất rắn” vào trung tâm. Tốt nhất là bạn nên phát triển toàn bộ các ý trong một đề mục trước khi vẽ tiếp các đề mục tiếp theo như “Chất lỏng’ và “Chất khí”. Việc này giúp bạn canh khoảng trống tốt hơn và các nhánh thông tin không bị lẫn lộn vào nhau.
BƯỚC 4: THÊM CÁC Ý CHÍNH VÀ CHI TIẾT HỖ TRỢ
Bạn đã có sẵn các từ khóa được đánh dấu trong đoạn văn, hãy bắt đầu thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ vào tiêu đề phụ đầu tiên “Chất rắn”. Xin nhắc lại, bạn nên phát triển đầy đủ “Chất rắn” trước khi thêm các ý và chi tiết khác vào “Chất lỏng” và “Chất khí”.
Đoạn văn đầu tiên:
Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thôi.
Đoạn văn này có thể được chuyển vào Sơ Đồ Tư Duy như sau.
Untitled 81 300x205 SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bạn có thể thấy toàn bộ đoạn văn này dựa vào ý chính “phân tử” và có ba ý phụ. Đồng thời, bạn cũng để ý có rất nhiều hình ảnh được thêm vào nhằm giúp bạn dễ nhớ thông tin.
Đoạn văn thứ hai:
Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi các điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.
Đoạn văn thứ hai dựa vào một ý chính khác là “lực tương tác”. Do đó, chúng ta có thể tạo một nhánh mới cho ý chính này. Đồng thời, “lực tương tác” có hai ý phụ. Các ý này có thể được thêm vào Sơ Đồ Tư Duy như sau.
Untitled 91 1024x705 SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH
Sau khi vẽ các ý chính, ý phụ và chi tiết hỗ trợ từ phần “Chất rắn” vào Sơ Đồ Tư Duy, chúng ta sẽ có hình vẽ sau đây.
Untitled 101 1024x729 SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH