Điều đầu tiên mà bạn phải hiểu là không hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ không được rèn luyện. Theo chuyên gia về trí nhớ Harry Lorayne, những người có khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta. Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng được trí nhớ của họ.
Bởi thế, xin nhớ rằng trí nhớ không phải là một năng khiếu. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai khái niệm: sự ghi nhớ và sự hồi tưởng.
SỰ GHI NHỚ HOÀN HẢO VÀ SỰ HỒI TƯỞNG KHÔNG HOÀN HẢO
Trí nhớ bao gồm sự ghi nhớ (lưu trữ thông tin) và sự hồi tưởng (tìm lại thông tin). Sự ghi nhớ liên quan đến việc lưu trữ thông tin chúng ta nhận được vào não bộ. Sự hồi tưởng liên quan đến khả năng tìm lại thông tin đó khi cần thiết.
Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khả năng lưu trữ thông tin của chúng ta là hoàn hảo, và không bị hao mòn theo thời gian. Điều này có nghĩa là mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh, mỗi âm thanh bạn lưu vào trí nhớ từ khi sinh ra được lưu giữ hoàn hảo nguyên vẹn ở một nơi nào đó trong não bộ của bạn. Vấn đề ở chỗ là khả năng hồi tưởng của chúng ta không hoàn hảo. Chính vì thế, chúng ta không thể nào nhớ lại (hay tìm lại) trong bộ não tất cả những thông tin chúng ta cần một cách dễ dàng.
TRÍ NHỚ VÀ THƯ VIỆN
hc60 233x300 BẠN CŨNG CÓ THỂ CÓ TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNGNếu chúng ta có thể lưu trữ được mọi thứ, tại sao chúng ta không thể nào nhớ lại được tất cả những thông tin đó một cách hiệu quả? Để hiểu được điều này, bạn nên biết rằng trí nhớ của bạn giống như một thư viện đồ sộ chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ trong hàng trăm ngàn quyển sách.
Nếu tôi yêu cầu bạn phải tìm một quyển sách trong một thư viện nào đó, bạn sẽ có thể tìm được dễ dàng bằng việc sử dụng hệ thống chỉ mục sách của thư viện vì những quyển sách được phân loại theo các mục như chủ đề, tên tác giả, năm xuất bản,… Nhưng hãy tưởng tượng, nếu tất cả các quyển sách nằm lộn xộn khắp nơi trong thư viện và không hề có chỉ mục nào để tìm kiếm, bạn có thể phải mất hàng tháng để tìm ra một quyển sách. Thậm chí, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được quyển sách bạn cần. Vậy đó, khả năng tìm lại thông tin trong não bộ của bạn cũng phải làm việc tương tự như vậy. Đó là lý do tại sao không ít lần trong quá khứ, bạn bắt gặp bản thân không nhớ nổi một vấn đề khi cần, nhưng lại chợt nhớ ra nó vào lúc khác.
Hầu hết thời gian, chúng ta thu nhận thông tin một cách có ý thức và không có ý thức. Thế nhưng, những thông tin ấy không được lưu trữ theo thứ tự ngăn nắp để dễ dàng tìm lại sau này. Do đó, chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc hồi tưởng lại thông tin mặc dù thông tin đã được lưu trong não bộ chúng ta. Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là phát triển một hệ thống mục lục thông tin trong não bộ. Hệ thống này sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần.
ĐỊNH NGHĨA TRÍ NHỚ
Trí nhớ được tạo thành bằng cách liên kết từng mảng thông tin với nhau. Nói một cách cụ thể hơn, việc ghi nhớ một thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác chúng ta đã biết trước đó.
Capture BẠN CŨNG CÓ THỂ CÓ TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNGĐối với đa số những người chưa được rèn luyện kỹ thuật về trí nhớ, quá trình liên kết thông tin này chỉ đơn thuần thuộc về tiềm thức. Tiềm thức của chúng ta đôi khi tạo ra những liên kết bền vững, nhưng thường thì nó chỉ tạo ra những liên kết yếu ớt. Khi có sự liên kết bền vững, chúng ta cảm thấy dễ dàng nhớ lại thông tin.