CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÝ SƠ CẤP
Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta hãy cùng thảo luận một thứ thật đơn giản. Giả sử bạn muốn ghi nhớ những đặc tính cần có của một đồ đo nhiệt độ hiệu quả.
Một đồ đo nhiệt độ hiệu quả cần có các đặc tính sau:
dễ đọc nhiệt độhc69 201x300 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
sử dụng an toàn
không đắt
nhạy với sự thay đổi nhiệt độ
có phạm vi đo nhiệt độ lớn
1. XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA
119A 150x150 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTĐiều đầu tiên chúng ta cần làm là xác định từ khóa trong mỗi đặc tính liệt kê phía trên. Xin nhớ rằng, không phải tất cả các từ đều quan trọng như nhau. Do đó, chúng ta chỉ cần ghi nhớ một hay hai từ khóa có tác dụng giúp chúng ta nhớ lại toàn bộ ý nghĩa của từng đặc tính. Những từ khóa được gạch dưới bên trên.
2. HÌNH DUNG
c1 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTBước tiếp theo là tạo một hình ảnh cho đồ đo nhiệt độ, và từng hình ảnh cho mỗi đặc tính kể trên. Xin nhớ rằng nếu đặc tính đó có nghĩa trừu tượng, chúng ta phải dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự hoặc Kỹ Thuật Gợi Nhớ để tạo hình ảnh tương ứng.
Việc đầu tiên là chúng ta cần hình dung chủ đề chính, đồ đo nhiệt độ. Hãy tưởng tượng trong tâm trí bạn hình ảnh một đồ đo nhiệt độ khổng lồ bằng thủy tinh với một bóng đèn thủy ngân ở đầu và các gạch đo nhiệt độ màu đen dọc theo thân.
Bây giờ, chúng ta hãy tạo ra các hình ảnh cho tất cả năm đặc tính. Đặc tính đầu tiên là “dễ đọc”. Vậy thì bạn có thể hình dung một người đang đọc một quyển sách màu xanh dày rất nhanh, lật tới lật lui các trang sách.
i1 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT119B 226x300 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
Từ khóa tiếp theo là từ “an toàn”. Vì bạn không thể hình dung được từ “an toàn”, chúng ta sẽ dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự. Để hình dung từ “an toàn”, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh một cái tủ an toàn lớn, màu đen, bằng kim loại với một ổ khóa to tướng.
j ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
Với từ khóa “không đắt” tiếp theo, chúng ta sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ (tự hỏi mình xem bạn nghĩ đến gì đầu tiên) để tạo hình ảnh đại diện cho từ khóa này. Trong trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng đến một túi đựng toàn tiền xu loại “500 đồng” để đại diện cho từ “không đắt”.
k ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
120A 227x300 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
Từ khóa kế tiếp là từ “nhạy”. Một lần nữa, sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ, chúng ta có thể hình dung cảnh một cô gái đang khóc vì cô ấy cực kỳ nhạy cảm.
l ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT120B 198x300 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT
Về từ khóa cuối cùng “phạm vi lớn”, chúng ta có thể sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ để hình dung một phạm vi bắn súng cực lớn.
3. LIÊN TƯỞNG
Sau khi tạo ra các hình ảnh cho từng ý, chúng ta có thể liên kết chúng lại với nhau để tạo thành một câu chuyện nghịch lý với nhiều chuyển động, hài hước, nhiều màu sắc để tận dụng các nguyên tắc khác của Trí Nhớ Siêu Đẳng.
hc70 300x265 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTVí dụ: Bạn hình dung một đồ đo nhiệt độ khổng lồ bằng thủy tinh có bóng đèn thủy ngân ở đầu và các gạch đen trên thân đo. Lạ lùng thay, nó có thể hoạt động như một con người. Đồ đo nhiệt độ này đang đọc một quyển sách dày màu xanh, lật qua lật lại các trang sách rất nhanh (nhắc bạn nhớ tới đặc tính “dễ đọc”). Bất ngờ, nó tìm thấy giữa các trang sách một tủ sắt an toàn màu đen bằng kim loại với một ổ khóa to tướng (nhắc bạn nhớ tới đặc tính “an toàn”). Nó hào hứng mở tủ sắt đó ra nhưng lại chỉ thấy một túi nhỏ đựng toàn tiền xu loại “500 đồng” (nhớ từ “không đắt”). Thất vọng, đồ đo nhiệt độ bắt đầu khóc (nhớ đến “nhạy”). Những giọt nước mắt của nó rơi vào phạm vi tập bắn lớn của một siêu xạ thủ và bị bắn vỡ tung tóe (nhớ đến “phạm vi lớn”).
KIỂM TRA TRÍ NHỚ
Hãy hình dung câu chuyện này trong tâm trí và thử kiểm tra trí nhớ của bạn. Từ câu chuyện này, bạn có thể nhớ lại năm đặc tính của đồ đo nhiệt độ không?
CHỦ ĐỀ 2: LỊCH SỬ SINGAPORE
Giả sử bạn phải ghi nhớ bảy ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật lên Singapore như trình bày dưới đây.
Những ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật
Không có luật pháp và trật tự
Xảy ra xung đột dân tộc và bạo động
Đảng Mã Lai ra đời
Rối loạn xã hội và công cộng
Nhiều vấn đề kinh tế
Nhu cầu về cao su Mã Lai giảm
Uy tín của lực lượng Anh Quốc giảm
* Các từ khóa được gạch dưới nhằm giúp bạn nhớ được các ý.
Nguyên tắc vẫn như cũ: xác định từ khóa trong mỗi ý chính, tạo hình ảnh tượng trưng và liên tưởng các hình ảnh đó trong một câu chuyện nổi bật.
1. XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA VÀ HÌNH DUNG
Xin nhớ rằng bạn chỉ cần chọn một hay hai từ khóa để nhớ lại từng ý. Những từ khóa bạn cần hình dung được gạch dưới bên trên.
2. LIÊN TƯỞNG
hc72 443x1024 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTBây giờ, chúng ta sẽ kết hợp tất cả những hình ảnh lại để tạo thành một câu chuyện nghịch lý, hài hước.
Ví dụ, bạn có thể hình dung một ông người Nhật mập đang đi kiếm việc (nhớ tới “ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật”). Cuối cùng, ông ta tìm được việc làm luật sư vì xã hội đang hỗn loạn (nhớ tới “luật pháp”). Là luật sư, ông ta phải bào chữa cho một chú ngựa phạm tội phân biệt chủng tộc (nhớ tới “xung đột dân tộc”). Chủ của chú ngựa này là một thành viên trong Đảng Mã Lai (nhớ tới “Đảng Mã Lai”). Bất thình lình, chú ngựa đánh rắm hôi thối đến mức khiến cho mọi người trở nên hỗn loạn (nhớ tới “rối loạn xã hội”) và làm sập các tòa nhà văn phòng lớn (“vấn đề kinh tế”). Hàng ngàn quả bóng cao su từ trên tòa nhà rớt xuống (“nhu cầu cao su giảm”) và trúng vào một người Anh làm ông ta bị té (“uy tín Anh Quốc giảm”).
KIỂM TRA TRÍ NHỚ
Bây giờ, sau khi hoàn tất bài thực hành bằng việc áp dụng Hệ Thống Liên Kết, bạn hãy viết ra bảy tác động của ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật.
CHỦ ĐỀ 3: KINH TẾ HỌC CƠ BẢN
Đây là một môn học phổ biến khi vào đại học. Chúng ta hãy cùng dành chút thời gian trong phần này. Giả sử bạn phải ghi nhớ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về số lượng của một mặt hàng. Các yếu tố này là:
Giá cả của mặt hàng đó
Giá cả của những mặt hàng liên quan khác
Thị hiếu
Phân bố thu nhập
Dân số
Để nhớ được các yếu tố này, hãy tưởng tượng “nhu cầu về số lượng” như một đứa trẻ đang khóc vòi mẹ để ăn bánh ngọt. Chìu con, người mẹ đi đến một tiệm tạp hóa nhưng thấy rằng giá bánh quá đắt ( “giá cả”). Cho nên, bà ta mua kẹo sôcôla với giá rẻ hơn (“giá cả mặt hàng liên quan”). Đứa trẻ ăn kẹo và cảm thấy thích hơn cả bánh ngọt (“thị hiếu”). Đứa trẻ hào hứng đến mức nó vô tình làm đổ bình mực lên thảm. Vết dơ phân bố toàn bộ thảm (“phân bố thu nhập”). Mực tràn ra thảm thành từng vết ố (âm thanh làm nhớ đến từ “dân số”).
Hãy tưởng tượng hình ảnh trong tâm trí và kiểm tra trí nhớ của bạn sau đó.
CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÝ SƠ CẤP
Giả sử bạn đang học môn địa lý và phải nhớ các thông tin về bảo tồn đất trồng như sau.
n 1024x411 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTCó sáu cách bảo tồn đất trồng:
Cày ruộng bậc thang
Đắp đồi cao
Đắp bờ
Luân canh
Gặt tướt
Bồi bổ đất trồng bằng phân bón
hc39 1024x878 ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾTMột lần nữa, làm theo các bước xác định từ khóa (gạch dưới) nhằm giúp bạn nhớ lại các ý, tạo hình ảnh tượng trưng và kết hợp chúng thành câu chuyện.
Đây là một trong các cách giúp bạn có thể nhớ sáu phương pháp bảo tồn đất trồng dễ dàng. Hãy tưởng tượng các mẩu đất trồng đang truyền tai nhau về việc bảo tồn thiên nhiên (nhắc bạn về việc “bảo tồn đất trồng”). Sau khi nghe về cảnh đẹp bên ngoài, chúng quyết định đi lang thang ngắm cảnh (nhớ đến từ “bậc thang”). Chúng đến thăm những ngọn đồi xanh rì (nhớ đến từ “đắp đồi”) và đi dạo dọc bờ biển (nhớ đến từ “đắp bờ”). Vào ban đêm, chúng thay phiên canh cho nhau ngủ (nhớ đến từ “luân canh”). Một đêm nọ, một ngọn gió lớn ác độc tướt mất quần áo của chúng (nhớ đến từ “gặt tướt”). Quá xấu hổ, chúng lấy cây trồng làm quần áo nhưng lại bị phân làm vấy bẩn (nhắc đến từ “phân bón”).